Nhận thức của y học hiện đại về quan hệ giữa chân với cơ thể
Về mặt thuyết học
Tim là một cơ sở bảo đảm hoạt động cho hệ thống huyết dịch trong cơ thể. Chân là nơi xa tim nhất, phải chịu sức nặng của cơ thể. Máu xuống chân thì dễ, máu ngược lên từ chân về tim thì khó. Khi có lượng máu tích tụ nhiều ở tĩnh mạch, tổ chức hạ chỉ bị áp lực cao, cần phải dựa thêm vào tác dụng co bóp của hệ cơ hạ chỉ ép vào mạch máu hỗ trợ cho tim làm cho máu trong tĩnh mạch chảy về tim dễ hơn. Đã có ý kiến cho rằng hai chân là “trái tim thứ hai” của cơ thể.
Nếu một người cả ngày ngồi mãi, hoặc đứng mãi không vận động sẽ cảm thấy đôi chân khó cử động, bị tê dại, thậm chí còn sinh ra sưng phù, người bị nặng hơn còn có thể làm cho tĩnh mạch chân bị tắc, rất nguy hiểm. Điều này do là khi không hoạt động, hệ cơ ở chân co lại, máu ít được co bóp, làm cho lượng máu về tim ít, dinh dưỡng ở hạ chi bị giảm sút, dẫn tới hậu quả là sự trao đổi chất kém.
Vòng tuần hoàn máu ở hạ chi không tốt, có thể ảnh hưởng tới các cơ quan khác của cơ thể, dẫn đến các bệnh khác phát sinh. Nếu như hằng ngày chúng ta vận động đều đặn sẽ tạo cho tuần hoàn máu tốt hơn, giảm nhẹ gánh nặng cho tim. Khi hai chân co rút, vận động sẽ trở thành một cái bơm hỗ trợ cho tim. Vì vậy, chân có chức năng như “quả tim thứ hai” của cơ thể.
>> Xem thêm:
Về mặt thần kinh
Y học đã chứng minh, ở bàn chân dày đặc hệ thống đầu mút thần kinh, mà bàn chân là bộ phận da không có lông, nên rất nhạy cảm với mọi tác động. 0 hai bàn chân có tới 62 khu phản xạ thần kinh, tập trung rất nhiều đầu dây thần kinh và huyệt vị liên quan tới toàn cơ thể. Khi hai chân hoạt động, không ngừng tác dụng vào mặt đáy gan bàn chân, những tác động này phản xạ vào não, sinh ra tác dụng điều tiết công năng của não, thông qua trung khu thần kinh, sẽ điều tiết gián tiếp công năng nội tạng, rất có ý nghĩa với việc giữ gìn sức khỏe nên nó cùng quan trọng như một quả tim vậy. Đây cũng là lý do thứ hai để gọi hai chân cũng là quầ tìm thứ hai.
Tóm lại, giữa chân và thần kinh trong khu đại não có một mối quan hệ mật thiết, có thể hỗ trợ, điều tiết lẫn nhau.
về mặt miễn dịch
Tục ngữ nói rằng: “Hàn tòng cước khởi”. Điều này đúng bởi vì chân ở xa tim, nhiệt độ trung bình thường thấp hơn nửa người trên, nếu như không chú ý giữ nhiệt độ ấm, hoặc để khí lạnh xâm nhập vào, khí ôn hạ xuống, khí lạnh sẽ từ chân xâm nhập vào cơ thể. Triệu chứng biểu hiện là dẫn đến mao mạch trong huyết quản co lại, các niêm mạc trong đường hô hấp hoạt động chậm đi, sức đề kháng giảm sút, từ đó sinh ra cảm cúm, viêm các đường hô hấp.
Sau khi chân bị lạnh, sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút, từ đó dẫn đến sự xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể sinh ra các chứng bệnh khác nhau. Mùa đông lạnh giá tỷ lệ phát bệnh về hệ thống hô hấp cũng tăng lên, nên có thể nói, chân và hệ thống miễn dịch của cơ thể cũng có mối quan hệ mật thiết.